Đói nghèo, Bất bình đẳng, và Đánh giá: Thay đổi Quan điểm
Ray C. Rist, Frederic P. Martin và Ana Maria Fernandez, Ngân hàng Thế giới (2016)
Nội dung chính của cuốn sách này là câu chuyện về tương lai của ngành phát triển cần phải chuyển trọng tâm từ nghèo đói sang vấn đề bất bình đẳng. Tập trung vào các vấn đề nghèo đói là ngõ cụt về mặt học thuật và chính trị khi chưa giải quyết được câu hỏi cơ bản rằng tại sao mọi người lại nghèo hay đưa ra các biện pháp mang tính cấu trúc và thể chế để giảm thiểu và loại bỏ nó. Các chương khác nhau trình bày bối cảnh khác nhau của các ngành, các quốc gia trên thế giới, những đóng góp quan trọng mà các nhà đánh giá có thể thực hiện về mặt cải thiện khung phân tích, phân tích việc thực hiện và kết quả của các chương trình và dự án cụ thể, cũng như đánh giá và thiết kế hệ thống quản lý công tốt hơn trong việc giảm nghèo đói và bất bình đẳng.
Trên cả những đóng góp cụ thể được trình bày đó, có thể rút ra được ba đặc trưng cho những đánh giá có liên quan đến phân tích nghèo đói và bất bình đẳng: cách tiếp cận toàn cầu-địa phương: Toàn cầu để vượt ra khỏi ranh giới địa lý và xem xét các vấn đề xuyên suốt, địa phương để giải thích cho sự đa dạng của các quốc gia, ngành nghề, thể chế và văn hóa; định hướng giải quyết vấn đề: Vấn đề được đánh giá là cốt lõi và quyết định việc lựa chọn phương pháp đánh giá để phân tích vấn đề này từ nhiều góc độ khác nhau; cách tiếp cận tiến bộ: Các chương được trình bày dưới góc độ những người không có bất kỳ lý thuyết hoặc trường phái tư tưởng nào được thiết lập trước để bảo vệ. Đây là kết quả của sự cởi mở của nhận thức và khả năng thích ứng với khung phân tích, phương pháp đánh giá và giải thích kết quả trong sự tương tác liên tục với các bên liên quan. Những đặc điểm này khiến phương pháp đánh giá này trở thành một phạm trù có thể giúp hiểu rõ hơn các vấn đề phức tạp như nghèo đói, bất bình đẳng, sự dễ bị tổn thương và tác động qua lạig cũng như đề xuất một lý thuyết thay đổi có liên quan và hữu ích cho các chính sách và dự án công để cải thiện hoàn cảnh của một phần lớn dân số thế giới ở các nước công nghiệp và đang phát triển.
Mời các bạn đọc tiếp tại: Đói nghèo, Bất bình đẳng, và Đánh giá: Thay đổi Quan điểm