17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc: Thực trạng đến năm 2020

Năm 2015, Liên Hợp Quốc đã thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Sau đây là báo cáo năm 2020 về thực trạng và sự phát triển của 102 quốc gia, theo đó tập trung nghiên cứu dữ liệu cho 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững trong các năm 2010, 2015 và 2019..

Các phân tích được thực hiện bằng cách áp dụng phương pháp sắp xếp từng phần. Trong đó, có bốn nhóm phân tích được báo cáo: 1) tất cả 102 quốc gia lấy 17 SDGs làm chỉ tiêu, 2) tất cả 102 quốc gia sử dụng 5 trụ cột của SDGs làm chỉ tiêu 3) 17 SDGs sử dụng bốn nhóm quốc gia được nhóm theo tình trạng kinh tế và 4) 17 SDGs sử dụng bốn nhóm quốc gia được nhóm theo liên kết khu vực.

Bên cạnh đó, để xác định quốc gia nào tuân thủ 17 SDGs tốt nhất cũng như mục tiêu nào là quan trọng nhất, xếp hạng trung bình cho các mục tiêu (các quốc gia trong nhóm 1 và 2 và các SDGs trong nhóm 3 và 4) đã được triển khai. Trong nhóm 1, các phân tích chỉ ra SDGs nào là quan trọng nhất/có ảnh hưởng nhất trong bảng xếp hạng, rõ ràng SDGs 12, 13, 14,17 là quan trọng nhất và SDG 1, 6,7 là ít quan trọng nhất. Điều đó cho thấy rằng tình trạng nghèo đói, thiếu nước sạch và năng lượng là những vấn đề lớn trên toàn cầu. Trong nhóm 2, các trụ cột ‘Planet’ (Hành tinh) là quan trọng nhất và ‘Peace’ (Hòa bình) là ít quan trọng nhất. Đối với nhóm 3 và 4, SDGs 1 và 4 được coi là quan trọng nhất trong bảng xếp hạng, trong khi SDG10 ít quan trọng nhất.

Đọc đầy đủ báo cáo tại 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc: Thực trạng đến năm 2020

Biên dịch: Bảo Nguyễn

Lars Carlsen & Rainer Bruggemann (2021) The 17 United Nations’ sustainable development goals: a status by 2020, International Journal of Sustainable Development & World Ecology, 1-11.