Rủi ro và lợi ích: Tác động của di cư lao động ở Đông Nam Á – Những phát hiện chính ở Việt Nam
Benjamin Harkins; Daniel Lindgren; và Tarinee Suravoranon, Tổ chức Lao động quốc tế (2018)
Trong hai thập kỷ qua, di cư lao động nổi lên là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong khu vực ASEAN. Ước tính hiện có 20,2 triệu người di cư xuất phát từ các nước ASEAN, trong số đó gần 6,9 triệu người di cư sang các nước khác trong khu vực. Do chi phí cao, mất nhiều thời gian và sự phức tạp đáng kể trong việc tìm kiếm các kênh di cư theo thỏa thuận song phương hiện có, nhiều người di cư trong khu vực ASEAN được tuyển dụng làm việc tạm thời với tư cách không hợp thức.
Hầu hết người lao động di cư ASEAN làm những công việc tay nghề thấp và thâm dụng lao động. Bất luận có giấy tờ hợp pháp hay không, người di cư được tuyển dụng vào làm những công việc có thay nghề thấp thường bị bóc lột. Mặc dù có những giả định về kết quả cuối cùng của di cư ở ASEAN và làm thế nào để đảm bảo những trải nghiệm an toàn và mang lại lợi ích cho người lao động di cư, việc thu thập và phân tích số liệu thực tế rất hạn chế. Do bản chất tạm thời và không hợp thức của đa số di cư trong khu vực, những thực tế mà người lao động di cư phải đối mặt thường bị che dấu. Nghiên cứu này nhằm mục đích khỏa lấp khoảng trống hiểu biết về tác động kinh tế-xã hội của di cư lao động với tay nghề thấp trong khu vực.

 

Leave a Reply