Trung Quốc và Việt Nam đã chứng kiến làn sóng cải cách phúc lợi và lao động kể từ khi cả hai nước chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển dựa trên sức lao động của hàng triệu dân nhập cư từ nông thôn ra thành thị tại các nhà máy lớn có quy mô toàn cầu. Các quỹ đạo phát triển tương tự của hai quốc gia cũng giúp việc lý thuyết hóa mối quan hệ giữa lao động và phúc lợi.
Bài báo nhằm khái niệm hóa chế độ phúc lợi cho lao động nhập cư đặc biệt của hai quốc gia như một phần không thể thiếu của chu trình hàng hóa – bao gồm quá trình chồng chéo của hàng hóa, loại bỏ hàng hóa và tái hàng hóa lao động. Sau nhiều thập kỷ lao động tập thể dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, chu trình này bắt đầu với việc hàng hóa sức lao động thông qua cải cách thị trường dẫn đến hiện tượng di cư lớn từ nông thôn ra thành thị và sự trỗi dậy của các nhà máy toàn cầu đi cùng với việc dỡ bỏ hệ thống phúc lợi xã hội chủ nghĩa trước đó. Tiếp đến là những cố gắng loại bỏ hàng hóa cung cấp các hình thức bảo trợ xã hội nhằm bù đắp cho sự bấp bênh về lao động gây ra bởi hàng thập kỷ tự do hóa thị trường lao động. Bất chấp sự xuất hiện của chương trình phúc lợi toàn dân mới, thị trường ngày càng xâm nhập sâu vào bảo trợ xã hội đặc biệt thông qua các sản phẩm tài chính hóa nhắm vào một thành phần lớn lao động phải bù đắp cho sự sụp đổ của các chương trình phúc lợi xã hội. Chính vì vậy, các chế độ phúc lợi này đang trải qua quá trình tái hàng hóa mà trong đó bảo vệ lao động đã được đưa vào lại thị trường như một loại hàng hóa có thể được tiêu thụ bởi lao động nhập cư bằng tiền lương ít ỏi.
Chu trình hàng hóa hóa này để xuất một khung phân tích để hiểu chế độ phúc lợi như một lĩnh vực chính trị xã hội đang tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng sự thay đổi của định giá lao động trên toàn cầu.
Mời bạn đọc thêm tại: Chu kỳ hàng hóa: lao động nhập cư, phúc lợi và thị trường toàn cầu ở Trung Quốc và Việt Nam
Người dịch: Huỳnh Trang
Nguồn: Lin, J., & Nguyen, M. T. (2021). The cycle of commodification: migrant labour, welfare, and the market in global China and Vietnam. Global Public Policy and Governance, 1-19.