Đàm phán về bình đẳng giới ở Nam Bán cầu: Quan điểm chính trị về các chính sách bạo lực gia đình

Sohela Nazneen, Sam Hickey, Eleni Sifaki, Routledge Taylor & Francis Group (2019)

Việc phụ nữ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình ngày càng tham gia chính trị ở mức độ cao hơn đã tạo ra nhiều suy đoán về việc liệu điều này có mang lại lợi ích lớn hơn trong việc khắc phục bất bình đẳng giới hay không. Cuốn sách này tiết lộ những động lực chính trị đã thúc đẩy chính quyền áp dụng và thi hành các chính sách bình đẳng giới, từ đó đưa cuộc tranh luận đi xa hơn, không chỉ đơn giản là vai trò của sự tham gia của phụ nữ trong việc tác động đến chính sách. Bằng cách đưa ra chính kiến về sự phát triển thông qua thảo luận lý thuyết nữ quyền về nâng cao vị thế nữ giới, tác giả đã trình bày khái niệm mới về “phạm vi quyền lực” như một cách để hiểu được cách thức thương lượng giữa các tầng lớp, chính trị liên minh và hoạt động phong trào xã hội kết hợp với định hình chính sách thúc đẩy công bằng giới.
Cụ thể, cuốn sách nghiên cứu các điều kiện mà các quốc gia Châu Phi cận Sahara và Nam Á đã áp dụng luật chống bạo lực gia đình – thực trạng vẫn còn phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Cuốn sách chứng minh rằng sự hiện diện của phụ nữ trên các phương diện chính trị chính thức và lĩnh vực chính sách cũng không thể giải thích một cách đầy đủ tốc độ áp dụng và thi hành luật chống bạo lực gia đình. Các yếu tố thúc đẩy thay đổi trong các phạm vi quyền lực rộng hơn cũng bao gồm vai trò của chính trị thuộc chủ nghĩa bảo trợ và các quá trình không chính thức của việc thương lượng, xây dựng liên minh, và thuyết phục; đóng khung các ý tưởng về bình đẳng giới một cách rời rạc; và cách các chuẩn mực xuyên quốc gia ảnh hưởng đến sự góp mặt của phụ nữ trong chính trị và hệ quả của các chính sách liên quan đến giới. Việc so sánh các hướng tiếp cận trên khắp Uganda, Rwanda, Nam Phi, Ghana, Ấn Độ, và Bangladesh đã cho thấy mức độ tiến bộ của bình đẳng giới theo bối cảnh chính trị và theo các lợi ích xung quanh một số vấn đề cụ thể.
Đàm phán Bình đẳng Giới ở Nam Bán cầu sẽ thu hút sự quan tâm của sinh viên và học giả về giới và phát triển, cũng như các nhà hoạt động trong chính phủ, đảng phái chính trị, tổ chức phi chính phủ, phong trào phụ nữ và các cơ quan tài trợ, ở cấp quốc gia và quốc tế, những người đang tìm cách phát triển các chiến lược hiệu quả nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh) Đàm phán về bình đẳng giới ở Nam Bán cầu: Quan điểm chính trị về các chính sách bạo lực gia đình.

Biên dịch: Thiện Trần

Hiệu đính: Gia Linh & Bao