Giảm nghèo ở vùng nông thôn Việt Nam: các vấn đề, chính sách và thách thức

Ngô Hà Quyên, Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (2019)

Việt Nam vẫn còn khoảng 9 triệu người sống dưới mức nghèo cùng cực. Nhóm người này khó tiếp cận hơn so với cách đây mười hoặc hai mươi năm. Họ sống  ở vùng miền núi xa xôi hẻo lánh và phụ thuộc vào nông nghiệp để kiếm sống, đồng thời bị hạn chế trong việc tiếp cận với cơ sở hạ tầng hiện đại, giáo dục, viện trợ từ chính phủ và các tổ chức quốc tế, cũng như kĩ năng và trình độ giáo dục của nhóm người này còn thấp. Cơ hội thoát nghèo của họ thậm chí còn khó khăn hơn so với trước đây khi Việt Nam đang hiện đại hóa nền kinh tế và do đó họ có thể bị bỏ lại phía sau.

Để xóa nghèo ở Việt Nam, chính phủ cần cải thiện năng suất lao động, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tạo ra nhiều việc làm tốt hơn, đặc biệt là cho các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Cần tập trung nhiều hơn vào các hộ nghèo bằng cách kết hợp việc thay đổi sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường quyền sử dụng đất, cung cấp tài chính vi mô, cải thiện kỹ năng đồng thời đảm bảo sinh kế của những hộ gia đình này. Điều quan trọng nhất là cải cách hệ thống giáo dục để đem lại cơ hội bình đẳng cho nhóm người nghèo so với các nhóm người còn lại, chuẩn bị cho thế hệ trẻ những cơ hội việc làm phi nông nghiệp với mức thu nhập ổn định hơn.

Mời các bạn đọc tiếp bài nghiên cứu tại đây: Giảm nghèo ở vùng nông thôn Việt Nam: các vấn đề, chính sách và thách thức