Giảm Nghèo là trọng tâm trong cam kết chuyển đổi của Chương trình Nghị sự 2030: không để ai bị bỏ lại phía sau. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi là mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) thứ nhất và có thể được thảo luận nhiều về tác động của nó đến nhiều yếu tố bền vững khác.

Trong bối cảnh đó, bài nghiên cứu này khám phá vai trò của giảm nghèo và lý do tại sao nó lại được xem là rào cản chính đối với việc thực hiện các mục tiêu SDG tại các nước đang phát triển. Câu hỏi nghiên cứu nhằm đánh giá: i) ở mức độ nào, giảm nghèo được xem là một thách thức đối với bền vững và được đưa vào các hoạt động của chính phủ một cách thích đáng, ii) mục tiêu SDG nào bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi mục tiêu giảm nghèo, và iii) đâu là những thách thức chính đối với việc thực hiện mục tiêu SDG 1.

Một khảo sát trên phạm vi quốc tế đã được thực hiện với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, giáo sư, đại diện của khu vực hành chính của các trường đại học tại 34 quốc gia trên toàn cầu. Phần lớn người tham gia khảo sát xem nghèo là một mối đe dọa đối với việc thực hiện các mục tiêu SDG tại đất nước họ. Thực tế mà nói, tất cả các mục tiêu đều bị cản trở, đặc biệt là mục tiêu SDG số 2 ‘Không còn nạn đói’, mục tiêu SDG số 3 ‘Sức khỏe và có cuộc sống tốt’, mục tiêu SDG số 4 ‘Giáo dục có chất lượng’ và mục tiêu SDG số 6 ‘Nước sạch và vệ sinh’.

Hàm ý của nghiên cứu này gồm hai mặt: làm sáng tỏ nhu cầu cần phải dành một sự quan tâm đặc biệt đối với giảm nghèo, có thể tạo ra một rào cản chính yếu đối với việc thực hiện các mục tiêu SDG và miêu tả một bộ các yếu tố cần thiết nhằm thúc đẩy việc thực hiện một trong những mục tiêu chính.

Biên dịch: Huỳnh Trang

Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh): Nghèo đói: Rào cản chính đối với việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc

Ref: Leal Filho, W., Lovren, V. O., Will, M., Salvia, A. L., & Frankenberger, F. (2021). Poverty: A central barrier to the implementation of the UN Sustainable Development Goals. Environmental Science & Policy, 125, 96-104.