Những lợi ích và thách thức khi sử dụng các đánh giá có hệ thống trong việc nghiên cứu phát triển quốc tế

Mặc dù được áp dụng vào y học lần đầu tiên vào những năm 1970, các đánh giá có hệ thống gần đây được sử dụng trong các lĩnh vực về phát triển quốc tế để kiểm tra những tác động của một loạt các can thiệp phát triển và nhân đạo. 

Tuy nhiên, cho đến nay, còn những hạn chế về cách tiếp cận này. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của tác giả về khi tiến hành đánh giá có hệ thống tám bài nghiên cứu, bài viết này đưa ra cách nhìn về việc sử dụng những đánh giá có hệ thống trong nghiên cứu phát triển quốc tế. 

Mặc dù sử dụng các nguyên tắc đánh giá hệ thống có thể giúp các nhà nghiên cứu cải thiện tính chặt chẽ và phạm vi của phần đánh giá lý thuyết, tiến hành một đánh giá hệ thống đầy đủ là một quá trình sử dụng nhiều nguồn tài liệu, bao gồm cả các thách thức thực tế. Ngoài ra, nó đặt ra một chuỗi những vấn đề căn bản cần phải chú ý cho những người làm việc trong lĩnh vực phát triển quốc tế cũng như rộng hơn trong các ngành khoa học xã hội. 

Tóm lại, các đánh giá hệ thống nên được nhìn nhận như một phương tiện để tìm ra câu trả lời chắc chắn và hợp lý cho một câu hỏi nghiên cứu, thay vì dừng lại ở một bài đánh giá có hệ thống.

Biên dịch: Diệu Anh

Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh) Những lợi ích và thách thức khi sử dụng các đánh giá có hệ thống trong việc nghiên cứu phát triển quốc tế

Ref: Mallett, R., Hagen-Zanker, J., Slater, R., & Duvendack, M. (2012). The benefits and challenges of using systematic reviews in international development research. Journal of development effectiveness, 4(3), 445-455.