Phân cấp Tài khóa và Bình đẳng Giới tại các Nền Kinh tế Đang Phát triển: Động lực của các Nhóm Thu nhập trong các Nền Kinh tế và của Hành vi Tham nhũng

Một số lượng lớn các nghiên cứu về phân cấp tài khóa ủng hộ nhận định rằng các chỉnh quyền phân cấp có năng lực cao hơn trong việc tiếp cận thị hiếu của địa phương và có tiềm năng hơn trong cung cấp dịch vụ công, chứng tỏ tình trạng ổn định của các chỉ số kinh tế xã hội. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng thực nghiệm nào về phân cấp tài khóa và bình đẳng giới. Nghiên cứu này kiểm tra thực nghiệm tác động của phân cấp tài khóa đến bình đẳng giới tại 29 nền kinh tế đang phát triển từ năm 2006 đến 2020 bằng cách sử dụng phương pháp mô men tổng quát (GMM). Nghiên cứu này sử dụng ba thước đo của phân cấp tài khóa “chi tiêu, thu nhập và phân cấp tổng hợp” để tìm hiểu động cơ của các nhóm thu nhập tại các nền kinh tế đang phát triển, cũng như của hành vi tham nhũng dưới góc độ phân cấp tài khóa và bình đẳng giới. Kết quả cho thấy phân cấp tài khóa cải thiện bình đẳng giới đối với mẫu và mẫu con tại các nền kinh tế đang phát triển. Ví dụ, các quốc gia thu nhập trung bình thấp và trung bình cao chịu ảnh hưởng của sự kiểm soát tham nhũng, nếu không thì phân cấp tài khóa có thể sẽ tàn phá bình đẳng giới tại các nền kinh tế đang phát triển và thu nhập trung bình cao. Tham nhũng là yếu tố động lực trong mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và bình đẳng giới. Các kết quả mong muốn của phân cấp tài khóa có thể đạt được thông qua cải cách chính sách nhằm kiểm soát tham nhũng. Động lực của các nhóm thu nhập tại các nền kinh tế được lấy mẫu cũng ngụ ý về mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và bình đẳng giới.

Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh) Phân cấp Tài khóa và Bình đẳng Giới tại các Nền Kinh tế Đang Phát triển: Động lực của các Nhóm Thu nhập trong các Nền Kinh tế và của Hành vi Tham nhũng

Biên dịch: Huỳnh Trang

Hiệu đính: Bảo

Ref: Naeem, S., & Khan, R. E. A. (2021). Fiscal Decentralization and Gender Equality in Developing Economies: Dynamics of Income Groups in Economies and Corruption. Asian Economic and Financial Review, 11(9), 745-761.