Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Vấn đề & các Giải pháp can thiệp
Nkosinathi V. N. Mbuya, Stephen J. Atwood & Huỳnh Nam Phương, Ngân hàng thế giới (2019)

Bảy mươi lăm phần trăm cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam sinh sống ở 45 trên 63 tỉnh thành trên cả nước, chủ yếu tập trung tại vùng núi phía bắc và Tây Nguyên. Đặc điểm địa lý đã ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư cũng như phạm vi, mức độ chênh lệch về tỉ lệ nghèo đói, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng.
Do nhiều cộng đồng địa phương có địa bàn sinh sống tách biệt trong khi hệ thống giao thông đến các khu vực này chưa được phát triển, nhiều bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số vẫn được bảo tồn đến ngày nay. Ngoài những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, cộng đồng các dân tộc thiểu số chưa được tiếp nhận các dịch vụ đảm bảo chất lượng, đồng thời không thể hoặc chưa sẵn sàng tham gia vào các chương trình phát triển của nhà nước. Theo đánh giá kết quả thực hiện các chương trình bảo trợ xã hội và giảm nghèo ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2012, cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia vào các chương trình bảo hiểm xã hội rất thấp (14%) so với nhóm người Kinh/Hoa (35%). Đến năm 2010, chưa đến 2/10 hộ gia đình dân tộc thiểu số được sử dụng các công trình vệ sinh phù hợp, trong khi 7/10 hộ gia đình người Kinh/Hoa được tiếp cận với các công trình này.
Cũng theo đánh giá này của Ngân hàng Thế giới, mức độ tiếp cận các dịch vụ công cơ bản thấp có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của các nhóm dân tộc thiểu số (Ngân hàng Thế giới, 2012).

Mời các bạn đọc tiếp tại: Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Vấn đề & các Giải pháp can thiệp