Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2021: Dữ liệu cho Cuộc sống Tốt đẹp hơn

Sự phát triển chưa từng có của dữ liệu và sự phổ biến rộng rãi của chúng trong cuộc sống của chúng ta ngày nay là những dấu hiệu chỉ ra rằng một cuộc cách mạng dữ liệu đang làm thay đổi thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các giá trị của dữ liệu vẫn chưa được khai thác. Dữ liệu được thu thập cho một mục đích có tiềm năng để tạo ra giá trị về mặt kinh tế và xã hội trong các ứng dụng vượt xa những dự đoán ban đầu. Nhưng cũng có nhiều rào cản cản trở, từ các sáng kiến không phù hợp và những hệ thống dữ liệu thiếu tương thích cho đến sự thiếu tin cậy cơ bản. Theo Báo cáo Phát triển thế giới năm 2021: Dữ liệu cho Cuộc sống Tốt đẹp hơn đã khám phá ra tiềm năng rất lớn của việc thay đổi dữ liệu để cải thiện cuộc sống của người nghèo, đồng thời thừa nhận rằng các dữ liệu này cũng tiềm năng việc mở ra “cánh cửa” có thể gây hại đến các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Để giải quyết sự căng thẳng giữa tiềm năng có lợi và tiềm ẩn gây hại của dữ liệu, Báo cáo này kêu gọi một thỏa thuận mang tính xã hội mới, cho phép sử dụng và tái sử dụng dữ liệu để tạo ra giá trị kinh tế và xã hội, đảm bảo quyền truy cập công bằng vào các giá trị dữ liệu đó và nuôi dưỡng niềm tin rằng dữ liệu sẽ không bị lạm dụng theo những cách có hại.

Những thông điệp quan trọng

  1. Nỗ lực tạo ra một thỏa thuận mang tính xã hội mới cho dữ liệu. Nhận thức rõ về những tiềm năng của dữ liệu ảnh hưởng đến cuộc sống nên cần có những quy tắc mới trong việc truyền dẫn dữ liệu – và một thỏa thuận mang tính xã hội về dữ liệu là thực sự cần thiết. Thỏa thuận này có thể cho phép sử dụng và tái sử dụng các dữ liệu để tạo ra giá trị về mặt xã hội và kinh tế đồng thời đảm bảo công bằng đối với việc truy cập những giá trị này, cũng như thúc đẩy niềm tin của người dùng về việc họ sẽ không bị tổn hại bởi dùng sai dữ liệu. Cần có những nỗ lực đổi mới để cải thiện quản trị dữ liệu trong nước và thúc đẩy hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn. Ngoài ra, tiếng nói của các quốc gia có thu nhập thấp cũng cần được lắng nghe trong cuộc thảo luận toàn cầu về quản trị dữ liệu.
  2. Gia tăng việc sử dụng và tái sử dụng dữ liệu để nhận được giá trị lớn hơn. Việc sử dụng dữ liệu cho một mục đích sẽ không làm mất đi giá trị của nó. Tăng khả năng tiếp cận với nhiều người dùng hơn thông qua dữ liệu mở, các tiêu chuẩn về khả năng tương tác và các sáng kiến ​​chia sẻ dữ liệu, ví dụ, làm tăng tiềm năng của dữ liệu đối với các sự tác động/ảnh hưởng phát triển tích cực. Phần lớn sự bùng nổ dữ liệu mới gần đây bắt nguồn từ số hóa trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Kết hợp những dữ liệu này với nguồn truyền thống như điều tra dân số, điều tra quốc gia, dữ liệu hành chính quốc gia, và dữ liệu được cung cấp bởi các tổ chức xã hội dân sự có thể giúp lấp đầy các khoảng trống dữ liệu, đưa ra những đánh giá về các chương trình, chính sách kịp thời và quy mô hơn, đồng thời phục vụ các nhu cầu chính sách công. Việc nhận ra giá trị gia tăng này yêu cầu phải thay đổi cả về tư duy lẫn khuôn khổ hướng dẫn sử dụng dữ liệu.
  3. Tạo sự công bằng hơn về truy cập vào các lợi ích dữ liệu. Sự bất bình đẳng chính về khả năng tạo ra, sử dụng và thu lợi nhuận từ dữ liệu có thể thấy ở cả các quốc gia giàu và nghèo và giữa những người giàu với những người nghèo trong chính các quốc gia đó. Các hệ thống dữ liệu cho mục đích công cộng hoặc tư nhân đều có xu hướng loại trừ những người nghèo, và khả năng thống kê cũng như trình độ về dữ liệu ở các nước nghèo còn hạn chế. Nhiều quốc gia có thu nhập thấp hơn thiếu cơ sở hạ tầng dữ liệu cái mà cần thiết cho sự trao đổi một cách nhanh chóng lưu lượng dữ liệu trong chính quốc gia của họ qua internet và đảm bảo việc truy cập mang tính hiệu quả về chi phí vào kho dữ liệu hiện đại và điện toán đám mây. Quy mô nền kinh tế nhỏ của các quốc gia này cũng hạn chế sự sẵn có của dữ liệu đối với “máy học” (quá trình máy tính thay đổi cách chúng thực hiện các tác vụ bằng cách học từ dữ liệu mới mà không cần con người đưa ra hướng dẫn dưới dạng một chương trình) và hạn chế sự lớn mạnh của các doanh nghiệp nền tảng tự phát triển cái mà có thể cạnh tranh toàn cầu. Những nỗ lực để cải thiện sự công bằng của hệ thống dữ liệu toàn cầu cần phải giải quyết được cả hai loại bất bình đẳng nêu trên.
  4. Nỗ lực tạo dựng lòng tin thông qua chức năng bảo vệ con người khỏi tác hại của việc sử dụng sai dữ liệu. Càng nhiều dữ liệu được tái sử dụng thì nguy cơ sử dụng sai dữ liệu càng lớn. Nguy cơ này được minh chứng bằng việc ngày càng gia tăng các mối quan tâm, lo lắng về tội phạm mạng và tiềm ẩn đối với sự giám sát có động cơ thương mại hoặc chính trị. Phạm vi/quy mô của sự phân biệt đối xử dựa trên dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, giới tính, tình trạng khuyết tật hoặc khuynh hướng giới tính đều có thể trở nên trầm trọng hơn bởi việc phát triển sử dụng các thuật toán. Để giải quyết những lo ngại này đòi hỏi phải có các quy định về dữ liệu cá nhân dựa trên khuôn khổ quyền con người và phải được hỗ trợ bởi những chính sách mà đảm bảo an toàn cho cả con người và hệ thống dữ liệu mà họ phụ thuộc vào.
  5. Hướng tới một hệ thống dữ liệu quốc gia tích hợp (INDS). Mặc dù một thỏa thuận mang tính xã hội mới có thể tái cân bằng và thiết lập lại các quy tắc trong việc quản lý dữ liệu, nhưng việc thực hiện sứ mệnh này đòi hỏi một INDS cho phép luồng dữ liệu nhiều người dùng được có điều kiện thuận lợi để sử dụng và tái sử dụng dữ liệu an toàn. Một INDS hoạt động tốt sẽ xây dựng một cách rõ ràng, chi tiết việc sản xuất, bảo vệ, trao đổi và sử dụng dữ liệu vào việc lập kế hoạch, đưa ra quyết định đồng thời tích hợp tích cực các đối tượng có liên quan khác nhau – các cá nhân, xã hội dân sự, giới học thuật, và lĩnh vực công – tư – vào trong vòng đời dữ liệu và vào các cấu trúc quản trị của hệ thống. Để đạt được một INDS hoạt động tốt đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính và sự thúc đẩy phù hợp để sản xuất, bảo vệ và chia sẻ dữ liệu. Cần đầu tư nhiều hơn vào cả mặt vật chất lẫn con người để cải thiện quản trị dữ liệu, kỹ năng phân tích và bảo mật dữ liệu chuyên biệt, cũng như hiểu biết về dữ liệu công cộng chung. Phụ thuộc vào các quan điểm ban đầu, các quốc gia cần phải làm việc dần dần để hướng tới mục tiêu này.

Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh) Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2021: Dữ liệu cho Cuộc sống Tốt đẹp hơn 

Biên dịch: Tuyên Kim

Hiệu đính: Bảo

Ref: World Bank. (2021). World Development Report 2021: Data for Better Lives. The World Bank.