Bước tiến mới: giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam

Obert Pimhidzai, Ngân hàng Thế giới (2018)

Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể nổi bật trong giảm nghèo thông qua kiểm soát bất bình đẳng. Tăng trưởng rộng rãi trên cả nước cho thấy chính phủ tập trung phát triển những ngành xuất khẩu cần nhiều lao động, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào nguồn vốn con người mà ở phương diện này Việt Nam đã vượt qua các nước bạn có trình độ phát triển tương tự (Ngân hàng Thế giới, 2016).

Tuy nhiên, tăng trưởng tập trung chủ yếu vào nhóm dân tộc đa số, người Kinh và người Hoa, trong khi đó nhóm dân tộc thiểu số không chỉ tiếp tục có tỷ lệ nghèo vượt xa qua mức trung bình của cả nước mà còn có tốc độ phát triển giảm nghèo chậm hơn. Trong giai đoạn 2012-14, tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số giảm gần 2 điểm phần trăm, và còn gần 58 phần trăm người dân tộc thiểu số vẫn sống trong cảnh nghèo. Chương trình giảm nghèo của Việt Nam nên tập trung nhiều hơn vào vấn đề loại trừ xã hội những người bị loại trừ về mặt xã hội. Nhận ra điều này, chính phủ đã áp dụng nhiều chương trình nhằm giảm nghèo ở những cộng đồng tụt hậu nhằm đạt chỉ tiêu giảm nghèo ở mức hơn 1,5 điểm phần trăm trên mỗi năm.
Báo cáo này phân tích xu thế nghèo và thịnh vượng chung. Báo cáo trình bày những kết quả của cuộc Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2016, nhấn mạnh những tiến bộ quan trọng và chỉ ra những thách thức mới. Báo cáo định nghĩa nghèo tiền tệ theo chuẩn nghèo TCTK-Ngân hàng Thế giới, tương đương với mức tiêu dùng hàng tháng 969.167 VND trên người, có nghĩa là tương đương 3,34 USD trên người trên ngày theo ngang giá sức mua
(PPP) 2011. Chuẩn nghèo được xác định vào năm 2010 và chỉ mới được cập nhật với phản ánh những thay đổi về mức sống kể từ đó. Chính phủ Việt Nam cũng sử dụng chuẩn nghèo đa chiều, phân loại hộ gia đình là nghèo nếu họ có thu nhập bình quân đầu người là 900.000 VND ở khu vực thành thị hay 700.000 VND ở khu vực nông thôn và “bị tước đoạt” ít nhất ba trong số 10 chiều của nghèo phi tiền tệ. Bởi vì ngưỡng được dùng để xác định chuẩn nghèo đa chiều không thể so sánh về mặt thời gian, báo cáo sử dụng biện phương pháp tiếp cận của TCTK-Ngân hàng Thế giới để đánh giá xu hướng nghèo dài hạn. Nhưng báo cáo cũng cung cấp cập nhật bổ sung về chiều phi tiền tệ của nghèo..

Mời các bạn đọc tiếp tại đây: Bước tiến mới: giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam