Di cư, Tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2014)

Báo cáo tham luận chính sách này nghiên cứu mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, di cư, tái định cư tại Việt Nam và các chính sách liên quan. Mục tiêu của báo cáo là tổng hợp những bài học kinh nghiệm quan trọng về di cư và tái định cư liên quan đến thời tiết cực đoan và đưa ra khuyến nghị về định hướng chính sách và các hành động chủ yếu nhằm tăng cường khả năng chống chịu ở các vùng di cư và tái định cư trong các năm và thập kỷ tới.

Báo cáo này dựa vào hàng loạt các nghiên cứu và ấn phẩm với cách nhìn toàn cầu và cụ thể của quốc gia bao gồm nghiên cứu thực địa tại Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, phỏng vấn các bên liên quan chủ chốt trên phạm vi cả nước, và phân tích khuôn khổ pháp lý. Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) kết luận rằng tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với tốc độ tăng nhanh dân số tại những vùng bị tác động bởi hiểm họa khí hậu thì khả năng xảy ra di cư trong tương lai sẽ cao hơn, và việc tái định cư lâu dài ngày càng trở nên cần thiết hơn (IPCC 2012). IPCC cũng xác định Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba điểm nóng “cực đoan” trên toàn cầu về di cư do hậu quả của nước biển dâng (IPCC 2007). Việt Nam phải đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan nghiêm trọng trong hiện tại và tương lai, điều này gây ra nhiều tác động nặng nề đến nền kinh tế, đe dọa cuộc sống và sinh kế của những nhóm người dễ bị tổn thương như người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số và người tàn tật.

Mời các bạn đọc tiếp tại đây: Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam