Giáo dục Công bằng, Chất lượng cho Học sinh Dân tộc thiểu số? Trường hợp “Sai lệch Tích cực” ở Việt Nam
Việt Nam gần như hoàn thành phổ cập giáo dục bắt buộc trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng giữa học sinh dân tộc thiểu số và dân tộc đa số còn rõ rệt ở các cấp sau giáo dục bắt buộc, nơi mà sự tiến bộ được chọn lọc dựa trên các tiêu chí học tập và khả năng chi trả. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận hỗn hợp để đánh giá chất lượng và sự công bằng đối với học sinh dân tộc thiểu số trong giáo dục trung học phổ thông. Tại 5 tỉnh, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh dân tộc thiểu số học ở các trường trung học phổ thông “kém hiệu quả hơn” so với học sinh dân tộc đa số. Tuy nhiên, nghiên cứu trường hợp một trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai đưa ra một ví dụ về sự sai lệch tích cực. Được hướng dẫn bởi chính sách hành động có mục tiêu, chính quyền tỉnh đầu tư nguồn lực tương đối cao để cung cấp chương trình học miễn phí, chất lượng cao cho học sinh giỏi là người dân tộc thiểu số. Chúng tôi xem xét mức độ mà các chính sách như vậy có thể khắc phục sự bất bình đẳng kinh tế xã hội ở Việt Nam và các bài học nhằm xây dựng hệ thống giáo dục công bằng hơn.
Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh) Giáo dục Công bằng, Chất lượng cho Học sinh Dân tộc thiểu số? Trường hợp “Sai lệch Tích cực” ở Việt Nam
Biên dịch: Bảo
Hiệu đính: Bảo
Ref: Iyer, P., Rolleston, C., & Huong, V. T. T. (2021). Equitable, Quality Education for Ethnic Minority Students? A Case of “Positive Deviance” in Vietnam. Comparative Education Review, 65(3), 000-000.