Khảo sát về liêm chính trong thanh niên Việt Nam 2019
Vũ Ngọc Anh, Christian Levon, Nguyễn Thị Kiều Viễn, Towards Transparency (2019)
Tham nhũng vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, mặc dù Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng và quyết tâm mạnh mẽ chống tham nhũng. Một trong những sự nguy hại của tham nhũng có thể thấy trên toàn thế giới là sự mất niềm tin của công chúng, đặc biệt là giới trẻ, vào chính quyền. Liêm chính, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (2009), là “những hành vi và hành động phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, được các cá nhân và tổ chức chấp nhận, tạo nên rào cản đối với tham nhũng”. Liêm chính là một hành vi có thể
học được, vì vậy thúc đẩy và thực hành liêm chính nên cần được bắt đầu từ giáo dục. Liêm chính cần trở thành một chuẩn mực xã hội, được xã hội đề cao và được nuôi dưỡng từ thơ ấu. Cũng vì lẽ đó, hiểu được quan niệm của thanh niên về liêm chính, thái độ và hành động của họ khi đối diện với tham nhũng là bước quan trọng đầu tiên để hướng tới xây dựng một xã hội liêm chính.
Thanh niên là trụ cột của đất nước. Họ đại diện cho tương lai của xã hội, mà tương lai đó được hình thành thông qua thái độ và hành vi của họ. Các nghiên cứu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho thấy thanh niên biết rằng tham nhũng là sai trái, họ muốn tố cáo và vạch trần tham nhũng, và họ mong muốn được sống trong một xã hội công bằng, minh bạch và liêm chính. Tuy nhiên, xã hội làm cho thanh niên ngày càng gặp nhiều thách thức trong việc sống theo những chuẩn mực về liêm chính, khi các chính phủ, cơ sở giáo dục, các bậc phụ huynh và những hình mẫu khác chưa thúc đẩy được một môi trường liêm chính.
Mời các bạn đọc tiếp tại đây (Tiếng Việt): Khảo sát về liêm chính trong thanh niên Việt Nam 2019