Môi trường học đường – Nghiên cứu định lượng về học sinh trung học cơ sở ở Việt Nam
Trần Thu Hương, Ngô Thanh Huệ, Nguyễn Hạnh Liên, Advances in Social Science, Education and Humanities Research (2019)
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhận thức chung của học sinh về khái niệm “môi trường học đường” cũng như các khía cạnh cụ thể của khái niệm này bằng cách sử dụng mô hình của Randolph, Kangas và Ruokamo (2009) làm cơ sở lý thuyết. Quy mô (Khảo sát môi trường học đường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông New Jersey năm 2014) khảo sát của nghiên cứu này là 535 học sinh THCS tại Hà Nội, Việt Nam.
Trong sô những học sinh tham gia có 50,6% là học sinh nam 49,4% là học sinh nữ với độ tuổi giao động từ 12 đến 14. Phân tích mô tả được thực hiện đã chứng minh rằng trong số các khía cạnh quyết định đến môi trường học đường, quan hệ xã hội, môi trường vật chất và tinh thần là ba khía cạnh mà học sinh chưa cảm thấy hài lòng. Mối quan hệ giữa học sinh cũng có tác động đến kết quả học tập và những phương pháp được giáo viên áp dụng mang lại tác động cả về thể chất lẫn tinh thần. Quy định an toàn trong trường học cũng ảnh hưởng đến hoạt động phân xử của môi trường học đường. Nhìn chung, sự hài lòng hay thỏa mãn với môi trường học đường không bị chi phối bởi ưu thế về chất lượng tình bạn trong trường hay bởi vấn đề an toàn học đường; Nghiên cứu chỉ ra rằng môi trường học đường có liên kết đặc biệt và chặt chẽ với hoạt động dạy và học cũng như thực hành trong trường.