Các cơ sở giáo dục đại học (HEI) đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các kiến thức cần thiết để giải quyết những vấn đề toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt. Vai trò này thường được gắn với khái niệm quốc tế hóa trong giáo dục đại học, nhưng khái niệm này trên thực tế cũng đang bị chỉ trích. Bài báo cho rằng việc tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) vào quá trình giảng dạy và học tập, quan hệ đối tác, nghiên cứu và khám phá của các tổ chức có tiềm năng chuyển đổi thể chế và cải thiện xã hội thông qua quốc tế hóa. Bài viết sẽ thảo luận về các giao điểm ý thức hệ và thực tiễn của quốc tế hóa và các mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ví dụ về các sáng kiến trên khắp thế giới đã định hình xã hội thông qua lăng kính quốc tế hóa và phát triển bền vững cũng được giới thiệu và đánh giá. Các tác giả cho rằng việc tích hợp cả hai khái niệm sẽ cho phép các HEI vươn lên trước thách thức toàn cầu trong việc tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh): Quốc tế hóa trong giáo dục đại học – Định hình lại thông qua các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc vì sự phát triển của xã hội
Người dịch: Bảo
Tham khảo: Ramaswamy, M., Marciniuk, D. D., Csonka, V., Colò, L., & Saso, L. (2021). Reimagining Internationalization in Higher Education Through the United Nations Sustainable Development Goals for the Betterment of Society. Journal of Studies in International Education, 10283153211031046.