Tăng cường sự Tham gia của các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ trong Chuỗi Giá trị Toàn cầu: Những Yếu tố Quyết định, Thách thức và Khuyến nghị về mặt Chính sách
Việc đạt được sự tăng trưởng kinh tế bao quát là một trong những vấn đề cấp bách nhất trong chương trình nghị sự chính sách của thế kỷ XXI. Thúc đẩy sự phát triển và quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là vô cùng cần thiết và có thể tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh đến sự tăng trưởng kinh tế bao quát do tầm quan trọng của những doanh nghiệp này về mặt kinh tế ở nhiều quốc gia. Một cách hiệu quả đối với các SMEs để quốc tế hóa các hoạt động kinh doanh của họ là tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs), nơi liên kết các doanh nghiệp giữa các nước thông qua giao dịch thương mại quốc tế, cho phép các doanh nghiệp còn hạn chế về nguồn lực và khả năng để thực hiện những nhiệm vụ hoặc quy trình cụ thể trong một chuỗi giá trị toàn cầu, thay vì phải tham gia vào toàn bộ hệ thống sản xuất.
Cuốn sách này sẽ đánh giá các yếu tố quyết định đến sự tham gia của các SMEs vào GVCs, xác định những khó khăn phải đối mặt, và đưa ra những khuyến nghị cho các SMEs cũng như các chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia vào GVC bằng việc phân tích 10 quốc gia Châu Á với những đặc điểm đa dạng khác nhau. Các phát hiện và những thảo luận chỉ ra rằng đối với các SMEs, việc tăng cường khả năng khoa học công nghệ và thu hút đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. Đối với các chính phủ, những lĩnh vực ưu tiên bao gồm nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng, hậu cần và quản lý, tăng cường sự sẵn có của hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, phổ biến thông tin về thị trường nước ngoài, và thiết lập một môi trường mở cho thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh) Tăng cường sự Tham gia của các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ trong Chuỗi Giá trị Toàn cầu: Những Yếu tố Quyết định, Thách thức và Khuyến nghị về mặt Chính sách
Biên dịch: Tuyên Kim
Hiệu đính: Bảo
Ref: Urata, S. (2021). Enhancing SME Participation in Global Value Chains: Determinants, Challenges, and Policy Recommendations.