Vai trò tham gia cộng đồng trong quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam: Từ nhận thức đến hành động
Phạm Thị Anh, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, South Asian Journal of Social Studies and Economics (2019)
Trong những năm qua, hiện tượng ngập lụt đã xảy ra thường xuyên ở nhiều đô thị và thành phố trên thế giới. Ngập lụt ở các khu vực đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra những thách thức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến không chỉ một bộ phận người và tài sản mà còn gây cản trở trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực về mặt kĩ thuật nhằm cải thiện hệ thống thoát nước của thành phố, đây là điều cần thiết bởi tốc độ tăng trưởng nhanh của thành phố cũng như những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sụt lún đất, song vẫn không thể chấm dứt được tình trạng này. Con người là yếu tố quan trọng trong vấn đề ngập lụt cũng như trong những nỗ lực giảm lũ. Nghiên cứu nhấn mạnh sự không phù hợp trong vấn đề xử lý rác gây ra sự tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Một cuộc khảo sát tương tác nằm trong một phần kế hoạch của chiến lược được đề ra trước đó đã được thực hiện với khoảng 820 hộ gia đình ở vùng ngập lụt. Cuộc khảo sát tập trung vào nhận thức và hành vi xử lý rác công cộng của các hộ gia đình sống ở vùng này. Khi mọi người có sự hiểu biết nhất định về nguyên nhân gây ra ngập úng và có ý thức bảo vệ môi trường, họ có thể góp phần làm giảm thiểu nó. Ngoài các giải pháp công nghệ và nhận thức cộng đồng, biện pháp quản lý và xử phạt cũng là điều cần thiết.
Mời các bạn đọc tiếp nghiên cứu tại (Tiếng anh): Vai trò tham gia cộng đồng trong quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam: Từ nhận thức đến hành động
Hiệu đính: Bảo