Quan điểm của Giáo viên về Hoạt động Giảng dạy Học sinh Dân tộc Thiểu số

Các chương trình giáo dục quốc gia và toàn cầu quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và bình đẳng về kết quả học tập. Bài nghiên cứu phân tích về trường hợp của Việt Nam, một quốc gia được đánh giá là có kết quả học tập cao và ít bất bình đẳng trong học tập. Nhưng dữ liệu quốc gia và kết quả kiểm tra quốc tế có thể chưa phản ánh được sự bất bình đẳng tiềm ẩn tồn tại giữa các nhóm học sinh dân tộc thiểu số và nhóm học sinh chiếm đa số (Kinh). Dựa trên dữ liệu từ các video và các cuộc phỏng vấn giáo viên trung học, chúng tôi đánh giá quan điểm, chương trình học của giáo viên trong các lớp học dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh. Kết quả cho thấy các giáo viên có niềm tin khác nhau và tham gia vào việc thiết kế chương trình giảng dạy – hoặc sử dụng chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy chủ đạo – tạo ra kết quả học tập khác biệt cho học sinh dân tộc thiểu số so với học sinh dân tộc Kinh. Những phát hiện này cho thấy rằng các chính sách cần phải tập trung vào các khía cạnh văn hóa – xã hội của việc giảng dạy bên cạnh các khía cạnh vật chất và chuyên môn.

Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh) Báo cáo của Quan điểm của Giáo viên về Hoạt động Giảng dạy Học sinh Dân tộc Thiểu số

Biên dịch: Hiền Lê

Hiệu đính: Bảo

Ref: DeJaeghere, J., Dao, V., Duong, B. H., & Luong, P. (2021). Learning inequities in Vietnam: teachers’ beliefs about and classroom practices for ethnic minorities. Compare: A Journal of Comparative and International Education, 1-18.