Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Đói nghèo và Thịnh vượng chung

GIỚI THIỆU

Loạt bài về Đói nghèo và Thịnh vượng chung cung cấp cho đọc giả toàn thế giới những ước tính mới nhất và chính xác nhất về xu hướng đói nghèo toàn cầu và thịnh vượng chung. Trong hơn hai thập kỷ, tình trạng nghèo cùng cực đã giảm dần. Hiện nay, lần đầu tiên trong một thế hệ, nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo gặp phải cản trở lớn nhất.

Ấn phẩm Nghèo đói và Thịnh vượng Chung 2020: Sự Đảo ngược của Vận mệnh cung cấp những dữ liệu và phân tích mới nhất về nguyên nhân và hậu quả của sự đảo ngược này và xác định các nguyên tắc chung mà các quốc gia có thể áp dụng để đối phó. Báo cáo đưa ra những ước tính mới về tác động của COVID-19 đối với nghèo đói và bất bình đẳng toàn cầu. Bằng cách khai thác dữ liệu mới từ các cuộc khảo sát ở các nước và mô phỏng kinh tế, báo cáo chỉ ra rằng tình trạng mất và thiếu việc làm có liên quan đến đại dịch trên toàn thế giới đang ảnh hưởng nặng nề đến những người vốn đã nghèo và yếu thế, đồng thời đại dịch cũng thay đổi phần nào tình trạng nghèo đói trên toàn cầu khi tạo ra thêm hàng triệu “người nghèo mới”. Hơn nữa, báo cáo còn tạo ra điểm nhấn bằng cách phân tích cùng lúc ba yếu tố đại dịch COVID-19, xung đột vũ trang và biến đổi khí hậu mà sự quy tụ của 3 yếu tố này đang làm cuộc khủng hoảng hiện tại trầm trọng hơn và sẽ gia tăng tác động của nó trong tương lai: 

Mục tiêu toàn cầu, Thách thức chung

Mặc dù những thành tựu quan trọng trong việc giảm nghèo đói trên toàn cầu vẫn đã và đang được thực hiện đều đặn kể từ năm 1998, nhưng tốc độ giảm này đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây. Kỳ vọng đạt được mục tiêu giảm tỉ lệ nghèo cùng cực trên toàn cầu xuống thấp hơn 3% vào năm 2030 ngày càng trở nên thiếu thực tế trừ khi có sự cải tiến rộng khắp và bền vững trong tăng trưởng kinh tế bao trùm. Mức độ thịnh vượng trên toàn thế giới đang bị đe dọa chưa từng thấy bởi ba sức ép toàn cầu: đại dịch (liên quan đến khủng hoảng kinh tế), xung đột vũ trang và biến đổi khí hậu khi chúng đan xen, kết hợp lại và tương hỗ lẫn nhau.

Sự đói nghèo

Đến năm 2017, năm cuối cùng mà dữ liệu toàn cầu có hiệu lực, giảm nghèo cùng cực đã chậm lại so với các thập kỷ trước. Chỉ riêng việc giảm tốc độ này đã gây khó khăn cho việc đạt được mục tiêu năm 2030 là chỉ còn 3% tỷ lệ đói nghèo toàn cầu. Giờ đây, lần đầu tiên trong một thế hệ, đại dịch COVID-19 (coronavirus) đã làm thay đổi hoàn toàn những thành tựu đạt được trong việc giảm đói nghèo toàn cầu. Theo hầu hết các ước tính, sự đảo ngược thời vận này dự kiến sẽ đẩy thêm từ 88 triệu đến 115 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2020. Nhưng COVID-19 không phải là sự nghịch chuyển duy nhất đe dọa các mục tiêu giảm nghèo đói: Việc đối đầu với xung đột và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng sẽ rất then chốt để đưa công cuộc xóa nghèo trở lại đúng hướng.

Thịnh vượng chung

Sự thịnh vượng chung tập trung vào 40% dân số nghèo nhất và được định nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của thu nhập hoặc tiêu dùng bình quân đầu người của hộ gia đình của họ. Phần phụ phí thịnh vượng chung là sự khác biệt giữa mức này và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của toàn dân số. Sự thịnh vượng chung và phần bù thịnh vượng chung là những chỉ số quan trọng của sự hòa nhập và hạnh phúc ở bất kỳ quốc gia nào và tương quan với việc giảm nghèo và bất bình đẳng. Viễn cảnh ban đầu cung cấp bằng chứng cho thấy đại dịch COVID-19 (coronavirus) toàn cầu sẽ làm giảm sự thịnh vượng chung và phần bù thịnh vượng chung với hậu quả có thể xảy ra, dựa trên các mô hình thịnh vượng chung từ những năm gần đây, là gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng trong tương lai gần.

Xung đột, Rủi ro khí hậu và COVID-19

Hơn 40% người nghèo toàn cầu sống trong các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi xung đột và bạo lực, và ở một số nền kinh tế, phần lớn người nghèo tập trung ở các khu vực cụ thể. Khoảng 132 triệu người nghèo trên thế giới sống trong các khu vực có nguy cơ lũ lụt cao. Hơn nữa, nhiều người nghèo phải đối mặt với nhiều rủi ro. Ở một số quốc gia, một phần lớn người nghèo sống ở các khu vực vừa bị ảnh hưởng bởi xung đột vừa phải đối mặt với lũ lụt cao. Đối mặt với đại dịch COVID-19 (coronavirus), nhiều người trong số những người mới nghèo có khả năng sống trong môi trường đô thị tắc nghẽn và làm việc trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình hình phong tỏa và hạn chế di chuyển; nhiều người tham gia vào các dịch vụ không chính thức và không tiếp cận được với mạng lưới an sinh xã hội hiện có. Xung đột, biến đổi khí hậu và COVID-19 đang có tác động rõ ràng đến người nghèo trên khắp thế giới, trong nhiều trường hợp còn làm tăng thêm thách thức của những người sống trong cảnh nghèo đói.

Định hướng những năm khó khăn

Giây phút hiện tại của cuộc khủng hoảng rất đặc biệt. Không có căn bệnh nào trước đây trở thành mối đe dọa toàn cầu nhanh chóng như COVID-19. Chưa bao giờ những người nghèo nhất thế giới lại cư trú ở các vùng lãnh thổ và quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột một cách không cân đối như vậy. Những thay đổi về hiện tượng thời tiết toàn cầu do hoạt động của con người gây ra là chưa từng thấy. Báo cáo Nghèo đói và Thịnh vượng Chung năm 2020 đưa ra các khuyến nghị về phương pháp tiếp cận hai chiều bổ sung: ứng phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng khẩn cấp trong thời gian ngắn đồng thời tiếp tục tập trung vào các vấn đề phát triển nền tảng, bao gồm xung đột và biến đổi khí hậu.

Mời các bạn đọc tiếp tại (Tiếng Anh) Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Đói nghèo và Thịnh vượng chung

Biên dịch: Hiền Lê

Hiệu đính: Bảo

Ref: World Bank. (2020). Poverty and Shared Prosperity 2020: Reversals of Fortune. The World Bank.